Hợp chất Platin

Halogen

Axit hexacloroplatinic(IV) có lẽ là hợp chất bạch kim quan trọng nhất, vì nó tạo nên các hợp chất platin khác. Bản thân axit này được ứng dụng trong nhiếp ảnh, khắc kẽm, mực in không phai, mạ, làm gương, nhuộm màu sứ, và như một chất xúc tác.[17]

Tác dụng của axit hexacloroplatinic(IV) với muối amoni, chẳng hạn như amoni clorua, tạo thành amoni hexacloroplatinat(IV)[5] gần như không tan trong dung dịch amoniac. Đốt nóng muối amoni này với sự có mặt của hiđrô sẽ tạo ra platin nguyên chất.[18] Kali hexacloroplatinat(IV) cũng không tan, và axit hexacloroplatinic(IV) đã được sử dụng trong việc xác định ion kali bằng phương pháp phân tích trọng lượng.[19]

Khi axit hexacloroplatinic(IV) được đun nóng, nó phân hủy thành PtCl4PtCl2 rồi thành platin nguyên tố theo các bước phản ứng sau:[20]

(H3O)2PtCl6·nH2O ⇌ PtCl4 + 2HCl + (n + 2)H2OPtCl4 ⇌ PtCl2 + Cl2↑PtCl2 ⇌ Pt + Cl2↑

Cả ba phản ứng đều là phản ứng thuận nghịch. Platin(II) bromuaplatin(IV) bromua cũng có những phản ứng tương tự. Platin hexaflorua là một chất ôxy hóa mạnh có khả năng oxy hóa cả oxy.

O2 + PtF6 → O2PtF6

Oxit

Platin(IV) oxit, PtO2, còn được gọi là chất xúc tác của Adams, là một chất bột màu đen hòa tan trong dung dịch KOH và axit đậm đặc.[21] PtO2 và hiếm hơn PtO (tím đen) đều bị phân hủy khi đun nóng.[2] Platin(II, IV) oxit, Pt3O4, được hình thành từ phản ứng sau đây:

2Pt2+ + Pt4+ + 4O2− → Pt3O4

Pt3O4 tạo thành chất bột màu đen.

Pt cũng có thể tạo ra platin(III) oxit (Pt2O3), trước đây chỉ được biết đến dưới dạng ngậm nước.[22]

Sự tồn tại của platin(V) oxit chưa rõ, mặc dù hợp chất được xác định là chất rắn màu đỏ nâu.[23]

Platin cũng tạo một trioxit với số ôxy hóa +6. PtO3 là chất bột màu đỏ nâu, nhưng không ổn định. Hợp chất thu được bằng cách oxy hóa PtO2 trong KOH. PtO3 có tính oxy hóa mạnh (oxy hóa HCl thành Cl2).[24]

Muối

Hầu hết các hợp chất Pt(IV) thường có màu từ vàng đến cam (như Pt(SO4)2)[25]. Pt(IV) cũng có màu nâu sáng, như Pt(NO3)4 trong dung dịch.

Chỉ có ít muối Pt(III) được biết đến, như PtCl3, PtBr3, PtI3 và phức PtBr3.2NH3.[26]

Pt(II) tạo muối không tan trong nước, như các halogenua của Pt(II) (trừ PtF2).[27] Các muối chứa oxy của Pt(II) như PtSO4, Pt(NO3)2 cũng được biết đến.[28] Các muối nitrat đã kể trên tan được trong nước, nhưng dung dịch dễ bị phân hủy tạo muối cơ bản.[27]

Các hợp chất khác

  • Ion hexacloroplatinat(IV)
  • Anion của muối Zeize
  • Dicloro(cyclocta-1,5-dien)platin(II)
  • Cisplatin

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Platin http://www.britannica.com/EBchecked/topic/464081 http://chartofthenuclides.com/default.html http://books.google.com/books?id=5IC6--3zhXMC&pg=P... http://books.google.com/books?id=6VKAs6iLmwcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=KXwgAZJBWb0C&pg=R... http://books.google.com/books?id=N-CLZhAXQzEC&pg=P... http://books.google.com/books?id=nDhpLa1rl44C&pg=P... http://www.infomine.com/publications/docs/Mining.c... http://www.ipa-news.com/ http://www.technology.matthey.com/